Qui trình vận hành và xử lý sự cố lò hơi đốt dầu

Phạm Chí 14/10/2020
qui-trinh-van-hanh-va-xu-ly-su-co-lo-hoi-dot-dau

QUI TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ LÒ HƠI ĐỐT DẦU

QUI TRÌNH VẬN HÀNH LÒ HƠI ĐỐT DẦU
VÀ XỬ LÝ MỘT SỐ SỰ CỐ THÔNG THƯỜNG

A-/ QUI TRÌNH VẬN HÀNH LÒ HƠI ĐỐT DẦU:
Qui trình vận hành lò hơi qui định cụ thể những công việc, những thao tác, những phân công nhiệm vụ của công nhân vận hành trong 03 tình trạng của lò hơi:
1. Chuẩn bị và đốt lò.
2. Trông coi lò hơi khi hoạt động.
3. Ngừng lò hơi.
1./ CHUẨN BỊ VÀ ĐỐT LÒ:
Trước khi đốt lò phải kiểm tra kỹ các thiết bị phụ thuộc, cụ thể là:
● Xem kim áp kế có ở vị trí ‘0’ hay không.
● Kiểm tra van an toàn xem có đủ bộ phận không, lấy tay kéo nhẹ cần van xem có nhẹ không.
● Kiểm tra ống thủy sáng.
● Kiểm tra lại bồn nước vận hành, dầu vận hành, bơm cấp nước, hệ thống chiếu sáng nhà lò.
● Xả đáy ống thủy tối kiểm tra hệ thống báo cạn nước và điều khiển bơm nước.
Sau khi kiểm tra các bộ phận nêu trên, nếu tất cả ở trong tình trạng tốt và sẵn sàng thì mới tiến hành đốt lò. Khi lò bắt đầu hoạt động, nhìn vào lỗ quan sát xem ngọn lửa trong buồng đốt có bình thường không.
Khi lò hơi bắt đầu có áp suất thì phải tập trung theo dõi các hiện tượng xảy ra ở các bộ phận xem có hiện tượng rò rỉ hay không.
Khi áp suất trong lò còn ở dưới 01 kg/cm2 phải thử kéo cần xả van an toàn cho hơi thoát ra. Mở van xả ống thủy sáng để thông ống thủy sáng. 
Trong quá trình tăng áp suất từ 0 ~ 05 kg/cm2, nếu xảy ra hư hỏng gì ở những bộ phận chủ yếu của lò hơi thì phải ngừng lò, hạ áp suất về 0 kg/cm2 để sửa chữa. Tuyệt đối cấm sửa chữa các bộ phận chịu áp lực của lò hơi khi đang còn áp suất.
Trước khi mở van hơi chính, phải xả hết nước ngưng trong đường ống, mở nhẹ lấy một ít hơi sấy nóng ống, sau đó mở van hơi từ từ cho qua đường ống.
Trước khi cung cấp hơi cho nơi sử dụng phải báo cho nơi sử dụng biết để tránh gây tai nạn cho công nhân đứng ở nơi sử dụng.
2./ TRÔNG COI LÒ HƠI KHI ĐANG HOẠT ĐỘNG:
Khi lò hơi đang hoạt động, công nhân vận hành lò hơi phải thường xuyên theo dõi, xem xét áp kế, mực nước trong ống thủy và phải bảo đảm:
● Kim áp kế phải ở dưới áp suất qui định;
● Mức nước trong ống thủy sáng phải nằm giữa hai mực tối đa và tối thiểu;
● Mỗi ca phải thông xả rửa ống thủy sáng ít nhất là 02 lần để ống thủy sáng sạch sẽ và dễ nhìn.
● Trong ca phải thường xuyên kiểm tra van hơi chính, van cấp nước, van xả đáy lò, công tắc áp suất hoạt động có phù hợp với áp suất và van an toàn không.
● Trong ca phải thường xuyên xem xét xung quanh lò. Khi nghe có tiếng động gì bất thường trong lò phải chú ý theo dõi và kịp thời xử lý.
● Phải thực hiện xả đáy lò ít nhất 01 lần trong ca. Khi xả bẩn, đầu tiên hé mở van xả chậm để sấy đường ống xả từ 3 ÷ 5 phút. Sau đó mở van xả nhanh từng hồi để xả. Trước khi xả bẩn đáy lò cần phải lấy nước vào mực cao để khi xả nước rút xuống là vừa. Trong khi xả đáy cũng phải thường xuyên theo dõi mực nước trong ống thủy sáng. Nếu thấy mực nước tụt xuống quá nhanh phải ngừng ngay việc xả đáy để nghe ngóng, kiểm tra.
3./ NGỪNG LÒ: Có hai trường hợp
a- Ngừng lò bình thường: Vào cuối ca sản xuất khi đã kết thúc việc sử dụng hơi, bật công tắc đốt lò sang vị trí ‘OFF’, sau đó ngừng cung cấp hơi cho nơi sử dụng, cung cấp nước vào lò đến mức cao của ống thủy sáng (sử dụng bơm cấp nước bằng công tắc ‘TAY’).
b- Theo qui định, việc ngừng lò sự cố thực hiện trong các trường hợp như sau:
● Lò hơi bị cạn nước nghiêm trọng.
● Các bộ phận tiếp nhiệt của lò hơi bị xì hơi, xì nước hay biến dạng rõ rệt.
● Áp kế, ống thủy hỏng nghiêm trọng mà không có cái thay thế.
● Béc dầu bị ngẹt, lửa cháy không tốt làm rò rỉ dầu.
Nếu xảy ra một trong các trường hợp trên, công nhân vận hành lò hơi phải báo cáo cho người phụ trách trực tiếp biết tình trạng khẩn trương và thận trọng thao tác ngừng lò sự cố như:
● Bật công tắc đốt sang vị trí ‘OFF’.
● Kéo cần van an toàn cho hơi cho hơi thoát ra ngoài hoặc mở van xả hơi ra ngoài.
● Nếu thấy mực nước giảm xuống quá thấp mức trung bình thì cung cấp thêm nước vào lò và tăng cường xả đáy (15 ÷ 20 phút/lần), mục đích làm cho lò hơi giảm nhiệt độ nhanh hơn. Nhưng đối với trường hợp cạn nước nghiêm trọng thì phải thao tác ngừng lò cẩn thận hơn: TUYỆT ĐỐI CẤM CẤP NƯỚC VÀO LÒ KHI LÒ ĐÃ CẠN NƯỚC NGHIÊM TRỌNG.

B-/ QUI TRÌNH XỬ LÝ SỰ CỐ THÔNG THƯỜNG
1./ CẠN NƯỚC QUÁ MỨC:
a- Hiện tượng: Lúc vận hành lò hơi, bất thình lình công nhân vận hành nhìn thấy ống thủy sáng không còn nước; đồng thời khi nhìn vào buồng lửa, thấy lửa cháy mãnh liệt, bồng lửa nóng hơn bình thường.
b- Nguyên nhân:
● Do sơ suất của công nhân vận hành khi ở chế độ VH tay đã quên bơm cấp nước cho lò.
● Do van xả đáy bị hở, nước chảy quá nhanh.
● Do lò hơi có bộ phận nào đó bị xì, hở hoặc nứt làm chảy nước quá nhanh mà không phát hiện được.
● Do bơm nước hỏng hay các van chặn hỏng nên mặc dù bơm chạy nhưng không có nước vào lò, công nhân vận hành lại không theo dõi ống thủy.
● Do hiện tượng tắc nghẹt trong ống thủy sáng và ống thủy tối dẫn đến việc nước trong ống thủy còn đầy nhưng nước trong lò đã cạn nên không có tín hiệu cho bơm nước tự động cũng như không có tín hiệu báo cạn nước. Đây là trường hơp hết sức nguy hiểm.
c- Thao tác:
● Trước nhất xem ống thủy có chảy nước không, sau đó kiểm tra mực nước bằng cách gọi nhước như sau:
○ Đóng chặt van thông hơi và van nước ra ống thủy.
○ Mở van xả ống thủy cho hơi và nước thoát ra hết ống thủy.
○ Từ từ mở van thông nước ra. Nếu thấy mức nước lấp ló ở mặt kính đáy ống thủy là còn khả năng cung cấp nước bổ sung vào lò. Thao tác cấp nước tiếp tục vào lò như sau:
▫ Tắt ngay lửa lò hơi.
▫ Chạy bơm cấp nước vào lò. Khi mở van cho nước vào lò phải mở từ từ, thận trọng nghe ngóng những tiếng động bên trong lò, chú ý theo dõi mức nước bên trong ống thủy.
▫ Nếu không có hiện tượng gì bất thường xảy ra thì cấp nước đến mức thấp nhất của ống thủy sáng thì tắt bơm nước. Sau đó khoảng 5 phút tiếp tục chạy bơm cấp nước đến mức trung bình của ống thủy.
● Nếu đã kiểm tra mức nước trong lò bằng cách gọi nước hai lần mà không thấy nước trong ống thủy thì nhanh chóng thao tác ngừng lò sự cố. TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC CẤP NƯỚC VÀO LÒ NỮA.
● Giữ nguyên hiện trường, nhanh chóng báo cáo người phụ trách kỹ thuật.
2-/ ÁP KẾ BỊ HỎNG:
a- Hiện tượng: áp kế thường bị hỏng với những hiện tượng sau:
● Mặt kính áp kế bị nứt hay vỡ tung.
● Kim áp kế không trở về vị trí ‘0’ khi đã xả hết áp suất trong lò.
● Kim áp kế bị rung mạnh khi làm việc.
b-/ Thao tác xử lý:
● Nếu mặt kính nứt hay vỡ nhưng áp kế vẫn hoạt động bình thường thì cần chuẩn bị một áp kế khác thay thế vào lần tiểu tu gần nhất.
● Kim áp kế không trở về ‘0’ có thể do bị tắt nghẽn trong đường dẫn hoặc bộ phận bên trong áp kế bị hỏng. Cần ngưng lò sự cố để sửa chữa ngay.
● Trường hợp áp kế rung mạnh thường do hư hỏng bên trong áp kế. Nếu biên độ dao động <0,5 kg/cm2 thì cho phép vẫn sử dụng đến lần tiểu tu tiếp theo nhưng không quá 03 tháng.
3-/ ỐNG THỦY SÁNG BỊ HỎNG:
a- Hiện tượng:
● Nghe tiếng thủy tinh nứt, hơi và nước xì ra từ ống thủy.
● Trường hợp nghiêm trọng thì nghe tiếng nổ, hơi và nước xì ra mãnh liệt.
b- Nguyên nhân:
● Ống thủy bị nóng – lạnh đột ngột.
● Do xiết các bu lông kẹp không đều.
● Do ống thủy có chất lượng không đúng.
● Do vật lạ bên ngoài đập vào.
c- Thao tác xử lý:
● Thao tác ngừng lò sự cố.
● Phải thận trọng đóng ngay các van nước – hơi ra ống thủy. Mở van xả đáy ống thủy. Cần đề phòng bị phỏng khi thao tác khóa các van.
● Thay thế ngay ống thủy mới.
4-/ NỨT VỠ CÁC BỘ PHẬN CHỊU ÁP LỰC CỦA LÒ HƠI:
a- Hiện tượng:
● Khi nứt vỡ các bộ phận chịu áp lực của lò hơi như thân lò, mặt sàng, ống lò, ống lửa … thường thấy có tiếng xì của hơi và nước trong lò. Nếu xì mạnh có thể thấy lửa – khói phun ra ở cửa buồng đốt, mức nước trong lò giảm rõ rệt.
● Nếu van một chiều hỏng dẫn đến bơm cấp nước chạy nhưng nước không được cấp vào lò.
b- Nguyên nhân:
● Do trong nước cấp có nhiều tạp chất làm mòn nắp kín của van. Cũng có khi vật lạ cứng làm kênh mặt kín của van.
● Nắp kín tự động của van một chiều bị kẹt không tự động đóng lại được hay không nâng lên được.
c- Thao tác xử lý:
● Nếu cụm van cấp nước chỉ bị rò rỉ nhẹ thì có thể tạm thời vận hành lò nhưng phải có biện pháp bảo vệ bơm cấp nước khỏi bị quá nóng.
7-/ VAN AN TOÀN BỊ HỎNG:
a- Hiện tượng:
● Nồi hơi đã đốt quá áp suất cho phép mà van an toàn vẫn không mở để xả hơi giảm áp suất trong lò.
● Sau khi nâng van an toàn lên để thử xả hơi, van không đóng lại được.
b- Nguyên nhân:
● Áp suất cho phép của van an toàn điều chỉnh không đúng.
● Đồng hồ áp suất chỉ không đúng.
● Lò xo của van an toàn bị hỏng.
c- Thao tác xử lý:
● Kiểm tra lại đồng hồ áp suất.
● Ngừng l2 sự cố để thay ngay van an toàn.

Nguồn: Nồi Hơi Việt

Bình luận (2)
binh-luan

wheeday

22/11/2022
overnight cialis delivery Estrogen is the glue between neurons that fosters synaptic plasticity flexibility and dendritic growth branching out of neurons
binh-luan

calible

15/04/2022
https://bestadalafil.com/ - Cialis a href viagra cialis levitra a Cialis cialis for pe Wfhnhc Nerosr Prix Du Cialis 5 Mg En Pharmacie https://bestadalafil.com/ - Cialis
VIẾT BÌNH LUẬN